Tác phẩm đã xuất bản






Đọc Tiểu Thuyết Lịch Sử NGUYỄN THỊ LỘcủa Hà Văn Thùy

UYÊN HẠNH

Tiểu thuyết Lịch sử NGUYỄN THỊ LỘ của Hà Văn Thùylà một quyển sách dày 254 trang. Truyện kể về cuộc đời người thôn nữ bán chiếu ở Tây Hồ, gặp văn nhân đệ nhất hà thành Lê Ức Trai Nguyễn Trãi, con người tài trí xuất chúng. Họ gặp gỡ trong một chiều xuân mưa bay phơ phất trên phố phường sau Chùa Quán Sứ. Hai người đã ứng khẩu đề họa thi thơ. Rồi nàng về làm vợ của chàng và đã nhiều năm theo chồng vào Thanh cùng nghĩa quân suốt mấy năm dài kháng chiến. Nhân vật chính của câu truyện là người thiếu phụ tuổi bốn mươi được nhà văn Hà văn Thùy phát họa bằng nét bút rất linh động trong những trang đầu của quyển sách: “qua trang phục bình dị vẫn cho thấy một Thị Lộ với sắc đẹp quý phái mà lại lồ lộ lộng lẫy. Cặp chân dài dẻo dai, dáng đi uyển chuyển. Tấm váy lụa mềm mại cuốn theo mỗi bước đi, để lộ bắp chân trần trắng muốt. Chiếc thắt lưng hoa lý bay bay phơ phất và tấm áo tứ thân màu huyết dụ bó sát lấy thân hình nở nang… Nàng vẫn đẹp, quá đẹp ở tuổi của nàng.Khi bóng nàng khuất trong rừng, không hiểu sao ông bỗng thấy âm thầm một nỗi lo xa xôi.Tinh hoa phát tiết đến vậy liệu có bền lâu?!”

Cái nhìn khách quan của Hà Văn Thùy cho ta hình ảnh Thị Lộ là một người đàn bà hoàn hảo.  Ngòi bút nhà văn Hà Văn Thùy vẽ cho ta một Thị Lộ ngày còn thiếu nữ với một căn bản học vấn đầy chữ nghĩa thánh hiền, tứ Thư, ngũ Kinh và thi phú, là cô gái xinh đẹp nhất vùng, có tài thơ văn, đối đáp. Về làm vợ Nguyễn Trãi, với bẩm sinh một người thông minh hiếu học, Thị Lộ trở thành ”tác phẩm hòan mỹ” của ”tác giả” Nguyễn Trãi, con người tài hoa cháu ngoại quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, con quan Hàn lâm viện học sĩ kiêm Tư nghiệp Quốc tử giám Nguyễn Phi Khanh, đỗ thái học sinh, từng giữ chức Ngự sử đài chánh chưởng thời nhà Hồ. Qua những trang sách đầy sức hút Hà văn Thùy cho ta thấy Thị Lộ đã được Nguyễn Trãi dùng tình yêu giáo dưỡng san sẻ những học hỏi hiểu biết của mình như thế nào và với tình yêu cùng lòng kính trọng chồng Thị Lộ đã làm rạng danh văn nhân tài danh Nguyễn Trãi. Nhà văn Hà văn Thùy đã khéo léo hoàn thành hình ảnh nhân vật nữ Thị Lộ đẹp lộng lẫy, một người đàn bà quyến rũ tài trí tuyệt vời có một không hai sau thời gian 20 năm chung sống cùng người chồng nhân đức tài danh là Nguyễn Trãi, một đệ nhất chiến tướng mưu lược, một học giả uyên bác, một thi nhân lớn của Đại Việt.

Đẹp đôi sánh bước cùng chồng là Quan Hành khiển Đại phu Nguyễn Trãi đến dự cuộc hội trong cung đình nhân vật Thị Lộ đã đi vào ngày định mệnh của mình mà không hay. Vị vua đương thời tuổi chỉ bằng nửa tuổi nàng gặp Thị Lộ đã lập tức say mê người đàn bà đẹp lộng lẫy quyến rũ nầy. Ngày đêm thương nhớ tơ tưởng đến nàng, nhà vua đã kiếm cách đưa nàng vào cung. Thị Lộ trở thành Lễ nghi Học sĩ chấn chỉnh hậu cung của vua Lê Thái Tông tức Lê Nguyên Long con trai Vua Lê Lợi.

Giữ chức vụ Lễ Nghi Học Sĩ, Thị Lộ đã dùng tài trí thông minh lanh lợi, cái nhìn sâu sắc và óc phân tích xử kiện phân minh, nhân hậu, biết đặt sự đa nghi đúng chỗ để biến đổi cục diện một cách linh động chu toàn tạo ổn định cho tình hình rối ren trong cung đình, lợi ích cho dân cho nước. Thị Lộ được sự trọng dụng của nhà vua vì nàng đã đem hết tâm lực chỉnh đốn hậu cung. Nàng đã thực hiện được nhiều việc.Đặc biệt như thành lập một đội nhã nhạc của cung đình, một ban ca vũ với âm nhạc xứng cùng tầm vóc Đại Việt đã làm vui lòng hoàng thượng và bá quan trong những dịp lễ hội. “Theo hướng dẫn của Quan Hành khiển Nguyễn Trãi, Thị Lộ đã nhắc nhở vua Thái Tông tu chỉnh và thực hiện việc thi chọn nhân tài nước ta tiếp tục công việc đã làm từ thời Lý, biến thành lệ ba năm một khoa đã có từ trước vào quy củ. Từ khoa Nhâm Tuất nhà vua cho viết Văn bia tiến sĩ, đem trưng ở Văn Miếu. Nhờ ý kiến của Thị Lộ và Nguyễn Trãi mà bảng vàng bia đá muôn đời vinh danh các tiến sĩ mà cũng là bảng vàng bia đá ghi công Thái Tông khởi xướng việc lớn của Đại Việt. Trong vòng một trăm bảy mươi lăm năm Nhà Trần đã xây dựng Đại Việt thành quốc gia văn hiến. Lê Tiên hoàng lấy nước từ trên yên ngựa, võ công thì lớn nhưng văn trị chưa nhiều. Thị Lộ đã khuyến khích và hướng dẫn vua Thái Tông thấy được điều mấu chốt cho sự thịnh trị là đào tạo nhân tài, do đó nhà vua đã ổn định khoa thi, các quan lớn trong triều đã giúp nhà vua chung tay xây dựng cơ đồ Đại Việt thêm rực rỡ” (trích NTL/HVT).

Đọc “Nguyễn Thị Lộ” của nhà văn Hà văn Thùy chúng ta thấy rõ Thị Lộ nổi bật trong vai trò biến đổi một ông vua ít học, hành động nông nổi theo bản năng như Lê Thái Tông trở nên chính chắn, trầm tĩnh, sáng suốt, cứng cáp, nói năng thận trọng dứt khoát hơn và biết nhìn xa trông rộng nhờ thế có thể quán xuyến được công việc quốc gia. Bên ngoài lo võ bị, bên trong khoan nới sức dân, mở mang văn học, Thái Tông trở thành một vị minh quân tạo ấm no cho dân cho nước trực tiếp nhờ công sức của Thị Lộ qua sự tiếp tay của Nguyễn Trãi. Nông phu cùng trẻ mục đồng đã hát đồng dao vang vang khắp xóm làng, điểm tô những đồng lúa chín phì nhiêu ”Đời vua Thái tổ Thái tông, lúa má đầy đồng trâu chẳng buồn ăn”.Vào cung đình làm việc, sự gần gủi và nhiệt tình của vị quân vương đã làm nàng ngã lòng và rơi vào vòng tay nồng ấm của người tình mới, tuy nàng rất yêu mến kính phục chồng. Một đêm khi lòng nàng quá cô đơn và mắt nàng đầy lệ, trái tim của nàng đã giao động trướcsự rung động của vị vua trẻ tuổi. Thị Lộ đã đáp lại thịnh tình của vị vua trẻ và hai người cùng viết nên khúc tình ca của những giao cảm đồng điệu.

Tác giả có cái nhìn cởi mở về sự sa ngã của Thị Lộ bằng một cảm thông rõ rệt khi viết về chân tình của vị vua trẻ đối với Thị Lộ. Dưới ngòi bút của nhà văn Hà Văn Thùy ta thấy rõ nhà vua trẻ có thể dùng uy quyền để chiếm đọat nàng, nhưng đã không làm vậy và đó là lý do nhà vua chiếm được trái tim của nàng Thị Lộ.Với Nguyễn Trãi người chồng tài hoa thì tình nàng đối với ông là mối tình ”không nặng xác thịt mà phưởng phất hương hoa, đạm thanh và sâu sắc” và hãy nghe nhà văn Hà văn Thùy kể về cuộc tình gối chăn của vợ chồng Thị Lộ và Nguyễn Trãi: ”Khi gần nhau người âu yếm nhưng khi nàng chỉ vừa cất cánh bay khỏi mặt đất thì mọi việc ở chàng đã kết thúc và nàng như con chim gẫy cánh rơi thê thảm xuống mặt đất trần trụi. Ngay sau đó chàng chìm vào giấc ngủ mặc cho nàng thao thức”. Với vị vua trẻ tuổi, ngòi bút Hà văn Thùy cho thấy rõ cuộc ái ân của nhà vua với nàng Thị Lộ là một chuổi dài những cảm giác mãnh liệt nóng cháy từ một cuộc tình rực lửa: ”Nhưng rồi sau đó những kìm nén mà nàng cố tình gìn giữ bị phá tung, không cưỡng nổi bản thân, nàng hưởng ứng cuồng nhiệt. Cơn khát thèm tích tụ bao ngày đã được thỏa mãn ở lần trước, lần này chàng trai trẻ từ tốn điệu đàng dẫn nàng vào cuộc vui, đưa nàng lên cực điểm khoái lạc.” (trích Nguyễn Thị Lộ/Hà Văn Thùy)

Hà văn Thùy đã linh động và sâu sắc mỗ xẻ xúc cảm của người thiếu phụ có chồng khi ở tận cùng đỉnh khóai lạc vẫn không thoát được những ray rức của mặc cảm tội lỗi. Hai nghịch chất được ông dùng để rải hương cho câu chuyện kể thêm nồng.Chất vị nồng nàn của cuộc ái ân ẩn hiện nỗi đau xót cùng mặc cảm tội lỗi đã làm đậm nét cuộc tình của vị quân vương trẻ, cũng như mối tình thi văn cao quý cùng nghĩa vợ chồng của nàng với Nguyễn Trãi.

Tiểu thuyết Lịch sử Nguyễn Thị Lộ của nhà văn Hà Văn Thùy đã cho chúng ta một sự ngưỡng mộ và thán phục đạo đức và tài trí của Nguyễn Trải. Nguyễn Trãituy không trực tiếp cải đổi được nhiều việc trong triều vì bọn họan quan nịnh thần đang múa rối bợ đở, nhưng qua người vợ tài sắc của mình ông đã gián tiếp giúp chỉnh đốn triều chính, cải hóa vua Thái Tông đem phúc lớn cho dân cho nước. Thị Lộ đã giúp vua Thái Tông rất nhiều trong việc hành chánh và nàng cũng đã giúp được nhiều người tốt qua cơn tai biến. Chính những người được Nguyễn Trải và Thị Lộ giúp đỡ là những người 20 năm sau cái chết oan ức của Nguyễn Trải và Thị Lộ đã giải oan được vụ án cho hai người.  

Hà Văn Thùy cho chúng ta thấy được Thị Lộđã hòan thành hòai bão củng cố xây dựng đất nước của Nguyễn Trãi.Nhưng với thành công của Thị Lộ, Nguyễn Trãi đã rất lo lắng. Có lần ông nói với nàng: ”Trong mọi thứ loạn thì loạn từ cung cấm là đáng sợ nhất!” Cái lo của ông không phải là không đúng.Bởi chính vì nàng quá đẹp quá giỏi quá được vua sủng ái, và cũng chính vì nàng quá nhân hậu mà những bà phi, họan quan bị mất dần quyền hành là những kẻ gian ác ganh ghét sắc đẹp và tài đức của nàng. Lòng họ đã manh nha một sự trả thù hiểm độc mà ta thấy được trong hồi kết của truyện kể khi gia đình của đại thần Nguyễn Trãi bị vu oan và bị tru di tam tộc, Thị Lộ cùng chồng là Nguyễn Trãi bị đem ra chặt đầu giữa chợ.

Nguyên nhân dẫn đến cái chết oan ức của Nguyễn Trãi và Thị Lộ là do vì vụ đột tử của vị quân vương trẻ. Đó là một vụ phạm phòng.Thời gian là người tình của vị quân vương, là người đàn bà thông minh sâu sắc Thị Lộ biết cách củng cố tình yêu của mình với vị quân vương trẻ bằng cách ứng dụng Tố Nữ Kinh nàng đã tìm thấy trong Tàng thư các. Với ”công cụ” nầy nàng đã làm cho cuộc ái ân của nàng với vị quân vương trẻ ngày càng nóng bỏng. Nghệ thuật của Tố Nữ Kinh pha lẫn với sự chín mùi của người đàn bà đẹp quyến rũ ở Thị Lộ đã tạo sự đam mê vô bờ ở vị vua trẻ tuổi. Say tình đắm đuối là nguyên nhân tạo cái chết của vua. Cái đêm nhà vua đã cùng Thị Lộ bay cao đến điểm tột cùng hoan lạc của tình yêu và xác thịt nóng cháy cũng là cái đêm đã chấm dứt đời ông vua trẻ và một thời vàng son của nàng Thị Lộ. Thị Lộ đã phải bước vào cuộc sống tối tăm lạnh lẽo tù đày với oan ức cùng đại hình tra tấn đổ xuống tấm thân vàng ngọc của người thiếu phụ yếu đuối nầy, và sau đó nàng bị đưa ra hành quyết giữa chợ.

Thái Tông chết, Bang Cơ lên ngôi và Thị Anh là hoàng thái hậu chấp chính. Thị Lộ và Nguyễn Trãi là mục tiêu trả thù số một của bà thái hậu độc ác, là cái đích phải triệt hạ, để Thị Anh dọn con đường sắp tới vì không còn Nguyễn Trãi tài đức lừng lững, người đàn bà xảo quyệt lại đầy tham vọng này sẽ tùy thích làm những chuyện không lường được. Lê Khả, Lê Thụ, Tham tri chính sự Nguyễn Xí theo phán quyết của Hòang thái hậu Thị Anh đã dùng đại hình tra tấn Thị Lộ rồi dàn dựng gán ghép Thị Lộ và Nguyễn Trãi vào tội đại nghịch thí vua, và với bản án tru di tam tộc đã chém đầu 36 người nam của dòng họ Nguyễn Trãi, từ những thanh niên trẻ tuổi đến những đứa bé chập chững biết đi, hoặc còn ẳm ngữa, đều bị đem ra chém đầu giữa chợ. Thương cho hiền nhân Nguyễn Trãi, tiếc cho con người tài hoa Nguyễn Trãi.

Ngày nhà Hồ bị diệt vong, cùng Phi Hùng đưa cha lên quan ải, Nguyễn Phi Khanh đã dặn con là người có học, có tài, nên tìm cách rửa nhục cho nước, trả thù cho cha. Nguyễn Trãi đã rửa nhục cho nước, trả thù cho cha. Nhân đức tài hoa như thế mà ông không thoát được cái nạn tru di tam tộc và cái oan trong vụ án Trại Vải để chứng tỏ lòng trung nơi ông vẫn vằng vặc, xứng với lòng tin cậy của thân phụ ông. Mãi cho đến 20 năm sau, vụ án Trại Vải dẫn tới nạn bị tru di ba họ của Quan Hành khiển Đại thần Nguyễn Trãi mới được giải oan. Tiểu thuyết Lịch sử Nguyễn Thị Lộ viết rõ chi tiết vụ án Trại Vải và nỗi oan được giải như thế nào với các sự kiện rất chi tiết thú vị nhất là thời gian Vua Lê Thánh Tông đã mê mẩn từng đêmphiêu du trên những trang Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập, Dư địa chí v.v.. của Nguyễn Trảivà nhà vua đã thán phục trước những áng văn chương trác tuyệt chưa từng có trong văn hiến Đại Việt.

Tiểu thuyết NGUYỄN THỊ LỘ của Hà Văn Thùy được viết trong bối cảnh lịch sử và với văn phong nhẹ nhàng sâu sắc, người đọc dễ dàng bị cuốn hút bởi bố cục chặt chẽ tình tiết mạch lạc. Tác giả đã cho ta sống qua hình ảnh một người thông minh nhân hậu Thị Lộ, hoặc tàn độc gian ác như Thị Anh, yếu đuối như Ngọc Dao trong vụ án cung đình, cũng như khi ông cho thấy cái dốt nát của những tên họan quan, hoặc nỗi đau của hiền giả Nguyễn Trãi trước thế cuộc. Khi mô tả về vị tướng phương phi của đòan Khinh kỵ Hòang gia Trần Nguyên Hãn, tác giả đã cho ta thấy rõ uy phong và chiến công của người cũng như cảm giác đau đớn trước cái chết oan khiên khi người bị hại vì lòng vị kỷ nhỏ nhoi đầy nghi kỵ của một ông vua.Đọc những cuộc trà đàm phong phú giữa vua Thái Tông và nhân sĩ, tăng sĩ về nguồn gốc sự phổ biến Đạo Phật, về sự xiển dương Đạo của Thiền sư Khương Tăng Hội chúng ta không khỏi lấy làm thích thú.

Nhà văn Hà Văn Thùy góp nhặt thời gian chép nên trang sử và bằng ngòi bút linh động, đượm hương tình lãng mạnđưa ta say mê tìm về để thấy được những oan ức và tình tiết quanh vụ án Nguyễn Trãi cùng chất vị trữ tình trong cuộc đời giai nhân Nguyễn Thị Lộ.Qua ngòi bút của tác giả ta trở về làng Hải Hồ huyện Ngư Thiên phủ Tiên Hưng nhỏ bé bên sông Cái cuồn cuộn phù sa, gặp người thiếu nữ bán chiếu ở Tây Hồ, là người vợ yêu qúy của Hà thành Đệ nhất văn nhân Nguyễn Trãi, là Lễ nghi Học sĩ, là người tình được vua Thái Tông yêu say đắm, và nhân vật Thị Lộ đã sống qua những giờ phút hạnh phúc thế nào bên người chồng nàng một mực thương yêu qúy kính. Và với cuộc tình sôi nổi nồng nàn của nàng trong vòng tay vị quân vương trẻ tuổi và cáikết thúc tàn nhẫn đối với cuộc đời nàng Thị Lộ. Đọc Khối Tình Nguyễn Thị Lộ ta không khỏi bàng hòang cho những đọan đường lịch sử nữ sĩ Thị Lộ đã đi qua, để ngậm ngùi tiếc nuối và thầm ngưỡng mộ kính phục những gì nàng đã cống hiến cho đất nước. Thị Lộ xứng danh là một nữ sĩ một mệnh phụ tài sắc vẹn tòan.